DÂN CÔNG SỞ CÓ THỂ THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG ĐỂ PHÒNG NGỪA GOUT
DÂN CÔNG SỞ CÓ THỂ THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG ĐỂ PHÒNG NGỪA GOUT
Công việc bộn bề là lý do chính khiến cho chế độ ăn uống của dân công sở không được hợp lý, bên cạnh đó cũng ít vận động, nên bạn khống thể biết được đây chính là tác nhân gây nên bệnh gout – một trong những căn bệnh gây phiền toái lớn nhất cho dân công sở. Vậy muốn phòng ngừa bệnh gout một cách hiệu quả nhất thì bạn nên thay đổi chế độ ăn uống ngay từ bây giờ nhé.
Bệnh gout là hiện tượng cơ thể dư thừa lượng axit uric trong máu ở một thời gian dài làm đau và sưng tấy các khớp. Do ăn quá nhiều thực phẩm có chứa đạm và không vận động trong thời gian dài là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Khí một lượng đạm lớn được hấp thụ vào cơ thể, các tế bào purin cũ sẽ không thể đào thải được nên sẽ chuyển hóa thánh axit uric, để lâu ngày axit này sẽ tác dụng với canxi trong xương khớp để tạo nên kết tủa lắng đọng và gây nên những cơn đau ê ẩm kéo dài kèm theo nhiều hệ lụy khác.
Trong cuộc sống hiện đại hiên nay, bệnh Gút (Goute) là bệnh rất thường gặp. Bệnh gây viêm các khớp nhỡ nhỏ, hay gặp nhất là khớp bàn ngón chân trái, nếu không theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân của bệnh gút là gì? Tại sao nam giới hay bị bệnh gút hơn nữ giới? Nên ăn gì và nên kiêng ăn gì thì tốt cho bệnh gút? Đây là các thông tin rất cần thiết giúp chúng ta phòng tránh được căn bệnh này!
1. Bệnh gút là gì?
Bệnh gút là do lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric gây viêm các khớp, thường gặp ở nam giới, tuổi từ 40 trở lên. Bệnh thường có những đợt cấp kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính. Các nguyên nhân gây tăng acid uric máu và bệnh gút bao gồm: Các nguyên nhân làm giảm bài tiết acid uric (bệnh thận, một số thuốc…), các nguyên nhân làm tăng sản xuất acid uric
(chủ yếu thông qua khẩu phần ăn) và các yếu tố khác liên quan như gia đình, di truyền, tuổi, giới…
2. Tại sao nam giới bị bệnh gút nhiều hơn?
Các nghiên cứu đều cho thấy nhân purin trong thực phẩm ăn vào là nguyên nhân hàng đầu gây tăng acid uric. Các purin thực phẩm khác nhau gây tăng acid uric khác nhau. Bên cạnh các thức ăn có nhân purin, uống rượu bia cũng có vai trò quan trong làm tăng acid uric máu và cơn gout cấp. Uống rượu bia gây tăng lactat máu làm giảm bài xuất acid uric qua thận dẫn đến tăng acid uric máu và cơn gút cấp. Nguy cơ mắc gút tăng lên theo mức độ uống rượu bia, trong đó uống bia có nguy cơ cao hơn rượu. Nam giới uống nhiều rượu bia nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.
3. Chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh gút
3.1. Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều nhân purin
Người bệnh tăng acid uric máu hoặc bị bệnh gút cần lựa chọn thực phẩm như ngũ cốc, rau xanh, hoa quả, trứng, cá, thịt nạc, đỗ đậu...
3. 2. Hạn chế các nước uống có khả năng gây tăng acid uric máu và các cơn gút cấp như rượu, bia, chè, cafe. Nên uống các nước có tính kiềm như nước khoáng bicarnonat.
3.3. Thực đơn lâu dài cho người bệnh gút
- Như chế độ ăn thông thường nhưng hạn chế đạm.
- Cơ bản là lựa chọn thực phẩm ít nhân purin. Nếu ăn thịt nên luộc rồi bỏ nước, không nên ăn các loại nước dùng thịt, cá, xương hầm.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê, nước chè.
- Ăn nhiều rau xanh, các loại quả không chua.
- Uống đủ nước hàng ngày, đặc biệt là nước khoáng kiềm.